Trong thời gian vừa qua nhiều phụ huynh học sinh và các giáo viên trong các nhà
trường có nhiều câu hỏi liên quan đến việc phân biệt giữa xe máy điện với xe đạp máy(xe đạp điện) và điều kiện về độ tuổi để điều khiển các phương tiện nêu trên.
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định:
Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h ; (Theo Điểm d, Khoản 1 Điều 3)
Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện); theo Điểm e, Khoản 1, Điều 3
Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn 41/2016 quy định về xe gắn máy như sau:
“Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3.”
Vì vậy, xe đạp điện thuộc xe gắn máy trong nhóm xe cơ giới.
Theo Điểm a, Điểm b khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3;
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.”
Như vậy, đối với phương tiện xe máy điện người điều khiển phương tiện phải “ đủ 16 tuổi” (17 tuổi trở lên) mới được phép điều khiển phương tiện. Đây là các quy định đã được pháp luật quy định từ trước không phải là những quy định mới. Vì vậy các bậc phụ huynh, học sinh lưu ý để thực hiện theo quy định. Trong thời gian vừa qua các vụ tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh có diễn biến phức tạp, nhiều em học sinh khi tham gia giao thông có thái độ chủ quan, không chấp hành các quy định của pháp luật như: không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe chạy hàng ba hàng bốn trên đường, điều khiển xe không chú ý quan sát , không giảm tốc độ khi đi qua đường giao nhau; cá biệt có trường hợp điều khiển xe chạy tốc độ cao lạng lách đánh võng trên đường, điều khiển xe chạy bằng một bánh,… gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông, gây mất an ninh trật tự.